Nem chay thanh đạm cho ngày Rằm tháng Giêng

Nem rán là một món ăn truyền thống của của người miền Bắc trong dịp lễ tết, ngoài nhân mặn thì chúng ta cũng có thể làm món nem chay để ăn trong dịp này.

Bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực

Bánh trôi bánh chay là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực. Đây cũng chính là món quà vặt, món ăn sáng được ưa thích của nhiều người. Cùng Món chay thanh đạm học cách làm bánh trôi, bánh chay nhé!

Những nhà hàng chay nổi tiếng ở Hà Nội

Bất kỳ ngày nào trong tháng bạn cũng có thể thưởng thức những món chay tịnh để đổi vị và giúp cơ thể cũng như tâm hồn thư thái hơn từ những nhà hàng món chay nổi tiếng ở Hà Nội.

Cách làm 10 loại sinh tố trái cây bổ dưỡng

Nước hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể và giúp làm đẹp da. Hàng ngày, bạn hãy mua trái cây và tự chế biến đồ uống mà mình yêu thích. Dưới đây là 10 loại sinh tố trái cây bổ dưỡng và dễ làm nhất..

Chế độ dinh dưỡng cho người ăn chay

Nếu như bạn đang ăn chay, hoặc muốn ăn chay thì việc hiểu biết cơ thể mình cần chất dinh dưỡng cơ bản nào trong ngày là rất quan trọng. Sau đây là 5 loại chất dinh dưỡng thiết yếu có thể tìm thấy trong các loại rau, củ, quả.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Cách làm 10 loại sinh tố trái cây bổ dưỡng

Nước hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể và giúp làm đẹp da. Hàng ngày, bạn hãy mua trái cây và tự chế biến đồ uống mà mình yêu thích. Dưới đây là 10 loại sinh tố trái cây bổ dưỡng và dễ làm nhất.

1. Sinh tố xoài:


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1/2 quả xoài đã gọt sẵn
- 1/4 cốc lê gọt sẵn
- 1/2 cốc sữa chua vani
- 1/4 quả chanh vắt lấy nước
- 1 thìa đường
- 6 viên đá

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay cho đến khi nào sinh tố sánh mịn là được.

2. Sinh tố quả việt quất



Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1 cốc sữa tươi
- 1 cốc quả việt quất
- 1 thìa tinh dầu hạt lanh
- 1 vài viên đá

Cách làm: Cho sữa, quả việt quất và đá vào xay đều khoảng 1 phút. Đổ ra cốc, khuấy đều với tinh dầu hạt lanh và thưởng thức.

3. Sinh tố chuối


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1/2 sữa tươi
- 1/2 cốc sữa chua
- 2 thìa kem tươi
- 1/2 quả chuối chín
- 1 thìa mật ong
- 4 viên đá

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào máy xay đều và đổ ra cốc để thưởng thức.

4. Sinh tố sữa chua quả việt quất


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1 cốc sữa đậu nành
- 150 gr sữa chua vani
- 1 thìa tinh dầu hạt lanh
- 1 cốc quả việt quất
- Vài viên đá

Cách làm: Cho sữa, sữa chua và quả việt quất và đá vào máy xay sinh tố. Sau 1 phút thì đổ ra cốc và khuấy với tinh dầu hạt lanh.

5. Sinh tố socola


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1/2 cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành
- 150 gr sữa chua vani
- 1/4 cốc socola dạng viên
- 1 cốc quả mâm xôi tươi
- Vài viên đá

Cách làm: cho sữa, sữa chua, viên socola, quả mâm xôi vào máy xay sinh tố 1 phút là được.

6. Sinh tố đào


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1 cốc sữa tươi
- 1 cốc đào gọt sẵn
- 2 thìa tinh dầu hạt lanh
- 1 vài viên đá

Cách làm: Cho sữa, đào, đá vào máy xay khoảng 1 phút. Đổ ra cốc rồi khuấy thêm tinh dầu hạt lanh và thưởng thức.

7. Sinh tố cam, chanh


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1 cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nạnh
- 150 gr nước chanh
- 1 quả cam đã tách vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng.
- 1 thìa tinh dầu hạt lanh
- 1 vài viên đá

Cách làm: Cho sữa, nước chanh, cam tươi và đá vào máy xay. Sau 1 phút, đổ ra cốc và khuấy với tinh dầu hạt lanh.

8. Sinh tố táo


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1 cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành
- 150 gr sữa chua vani
- 1 quả táo gọt sạch vỏ, bỏ hạt và cắt miếng nhỏ
- 1 vài viên đá

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay trong vòng 1 phút là có thể đổ ra cốc và thưởng thức.

9. Sinh tố dứa


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1 cốc sữa tươi
- 100 gr dứa chín đã gọt sẵn, cắt miếng nhỏ
- 1 thìa tinh dầu hạt lanh
- 1 vài viên đá

Cách làm: Cho sữa, dứa và đá vào xay khoảng 1 phút. Đổ ra cốc và khuấy với tinh đầu hạt lanh rồi thưởng thức.

10. Sinh tố dâu


Nguyên liệu chuẩn bị:

- 1 cốc sữa tươi
- 1 cốc trái dâu tây tươi
- 1 vài viên đá
- 1 thìa tinh dầu hạt lanh

Các làm: Cho sữa, dâu, đá vào máy xay khoảng 1 phút. Đổ ra cốc và khuấy với tinh đầu hạt lanh.

Nguồn: http://ngoisao.net/
Share:

Chế độ dinh dưỡng cho người ăn chay

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn cần đảm bảo lượng protein trung bình là 50 gram đối với nữ, còn nam là 60 gram. Những người ăn chay hoàn toàn có thể tìm thấy protein trong các món đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan.
Nếu như bạn đang ăn chay, hoặc muốn ăn chay thì việc hiểu biết cơ thể mình cần chất dinh dưỡng cơ bản nào trong ngày là rất quan trọng. Sau đây là 5 loại chất dinh dưỡng thiết yếu có thể tìm thấy trong các loại rau, củ, quả được công bố trên trang Fitnea:

1. Protein

Đây là dưỡng chất rất quan trọng trong bất kỳ chế độ ăn nào. Bạn cần đảm bảo lượng protein hấp thụ trung bình trong một ngày là 50 gram đối với nữ, còn nam là 60 gram. Những người muốn ăn chay, hãy yên tâm vì protein có mặt nhiều trong các món như đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành lên men, các loại trứng, sữa nguyên chất, pho mát, sữa chua và các loại hạt...
Ngoài ra cần lưu ý tránh những món chay giả mặn làm từ đậu tương, chúng được chế biến rất kỹ lưỡng với nhiều thành phần. Axit phytic có nhiều trong các sản phẩm như thế, loại axit này cản trở việc hấp thụ sắt và kẽm. Nghiên cứu trên động vật cho thấy khi ăn các loại đậu tương này sẽ làm cản trở việc tạo mô, đặc biệt là ở tuyến giáp, tuyến tụy, và tăng sự tích tụ axit béo trong gan.


Các loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

2. Sắt và kẽm

Mạch máu khỏe mạnh đòi hỏi một lượng sắt thích hợp, do đó bạn phải có chế độ ăn cung cấp đủ sắt. Lượng sắt trung bình một ngày cần cho nữ từ 20 đến 50 tuổi là 19 miligam, nữ trên 50 tuổi là 9 miligam và nam trưởng thành là 7 miligam.
Vì cơ thể không chứa kẽm, do đó cần hấp thụ nó từ thức ăn. Kẽm chịu trách nhiệm trong chức năng miễn dịch, sự trao đổi chất của tế bào, làm lành vết thương, phân chia tế bào, protein và tổng hợp ADN. Lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày cho phụ nữ trưởng thành là 7 miligam, nam giới là 10 miligam.
Nguồn kẽm và sắt có nhiều trong các loại rau như bắp cải, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh; các loại hạt như điều, hạnh nhân; các loại trái cây tươi và khô như mơ, nho khô, mật đường; ngũ cốc nguyên hạt và bột ngũ cốc nguyên hạt.

3. Canxi

Cơ thể cần canxi để giúp răng, xương chắc khỏe và hệ thần kinh hoạt động tốt. Lượng canxi tiêu thụ trung bình trong một ngày cho người lớn là từ 1.001 đến 1.199 miligam. Canxi này được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn rau xanh như cải thảo, bông cải xanh và cải xoăn; các loại rau biển như rong biển, tảo và các chế phẩm từ sữa.

4. Vitamin B12

Mức tiêu thụ vitamin B12 trung bình trong ngày là 1,6 microgam đối với người lớn. Những người ăn chay có thể tìm thấy loại chất dinh dưỡng này trong nấm shitake, đậu nành lên men, rau và các loại tảo biển có chứa thành phần tương tự với B12. Một số sản phẩm men cũng có chứa B12.

5. Axit béo thiết yếu

Cơ thể chúng ta cần một số loại chất béo để giúp hấp thụ vitamin, chẳng hạn: chất béo hòa tan như A, D, E và K để cung cấp năng lượng, điều chỉnh cholesterol, duy trì sức khỏe tim mạch và một số chức năng quan trọng khác.
Các chất béo bão hòa từ nguồn động vật luôn được khuyến cáo nên hạn chế trong chế độ ăn uống. Ngoài ra những chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm nướng và khoai tây chiên cũng nên tránh vì có hại cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo liều lượng tiêu thụ axit béo omega nên giới hạn từ một đến hai muỗng canh mỗi ngày.
Riêng với người ăn chay nên tìm đến các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo thiết yếu như dầu ôliu, dầu mè, bơ, dầu dừa. Các loại dầu thực vật bão hòa đã được chứng minh là có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó nên bổ sung omega-3 có trong các loại hạt óc chó, hạt lanh và cây gai dầu.


Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/
Share:

Những nhà hàng chay nổi tiếng ở Hà Nội

Bất kỳ ngày nào trong tháng bạn cũng có thể thưởng thức những món chay tịnh để đổi vị và giúp cơ thể cũng như tâm hồn thư thái hơn từ những nhà hàng món chay nổi tiếng ở Hà Nội dưới đây


Những món chay được chế biến từ các nguyên liệu thực vật, giàu dinh dưỡng.

1. Nhà hàng Loving Hut

– Loving Hut Thế giới chay, số 192/4, Quán Thánh, Ba Đình, điện thoại: 0462737 403.
– Loving Hut An Lạc, số 8 ngõ 40 ngách 2, Tạ Quang Bửu, điện thoại: 0466732729.
– Loving Hut Nguồn Cội, số 3 ngách 10 ngõ 121, Chùa Láng. điện thoại: 04.66748762.
– Loving Hut Thiên Phúc, số 18, ngõ 71, Nguyên Hồng, Đống Đa, điện thoại: 0466751197.

2. Nhà hàng Bồ Đề Tâm

– Số 68 Phạm Huy Thông, điện thoại: 0437245872.
– Số 89 Nguyễn Khuyến, điện thoại: 0437475663.

3. Nhà hàng Ngoại Ô

– Số 19 Nguyễn Gia Thiều, điện thoại: 0439422424.
– Số 32 Bà Triệu, điện thoại: 0462784406.
– Số 63 Trần Duy Hưng, điện thoại: 0435558429.

4. Nàng Tấm

79A Trần Hưng Đạo, điện thoại: 0438221530.

5. Nhà hàng cơm chay Âu Lạc

420 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, điện thoại: 0435621845.

6. Cơm chay Trúc Lâm Trai

Nơi các bạn trẻ quan tâm đến phật pháp thường xuyên đến trao đổi kinh nghiệm tu tập thiền đạo.

Địa chỉ: 39 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, điện thoại: 0462781848.

7. Cơm chay Hà Thàn

Địa chỉ: số 116 ngõ 166 Kim Mã, Ba Đình, điện thoại: 047263381

Có món gà Kungpao (gà xào với ớt chuông) và bò xào dứa ngon.

8. Quán Hương Thủy

Địa chỉ: 19 H5 khu tập thể Trương Định (nằm trong khu tập thể, diện tích nhỏ, chuyên đặt cỗ chay và thực phẩm chay), điện thoại: 046620101.

9. Quán chay Tịnh Xưa

Địa chỉ: số 8, ngõ 78 đường Kim Giang, Hoàng Mai, điện thoại: 0466707759

Có buffet chay vào mồng 1 ÂL, nhận đặt cơm tháng cho sinh viên giá 20.000 đồng/suất.

10. Quán chay lứt Lộc Thảo

Địa chỉ: 12B Đào Tấn, sau khách sạn Daewoo, chuyên đặt cỗ chay và thực phẩm chay.

11. Nhà hàng Dakshin

Địa chỉ: 94 Hàng Trống, chuyên phục vụ các món cơm chay Ấn Độ, khác hẳn món chay Việt Nam, chủ yếu là khách hàng nước ngoài.

12. Cơm chay Thiện Tâm

Địa chỉ: số 21 Ngõ 263 Giải Phóng, điện thoại: 0422432437.

13. Nhà hàng Việt chay Thăng Long

Địa chỉ: số 1 ngõ 26 Nam Thành Công, Đống Đa, gần đài Truyền hình Hà Nội, điện thoại: 0437738088 hoặc 0983528119.

14. Nhà hàng cơm chay Sen vàng

Địa chỉ: số 12, ngõ 71 Linh Lang, Cống Vị, Ba Đình, điện thoại; 0437606261.

15. Cơm chay dinh dưỡng Nam An

Trước ở số 1 ngõ 39 Linh Lang, Ba Đình, giờ chuyển sang ngõ 12 Đào Tấn, điện thoại: 047629506. Quán bình dân, theo trường phái dưỡng sinh Ohsawa, cơm gạo lức, có bán đồ ăn chay sẵn.

16. Cơm chay Lối Sống Mới

Địa chỉ: số 485 Trần Khát Chân.

17. Cơm chay Hoàng Kim

Địa chỉ: số 8 ngõ 451 Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, điện thoại: 048725510, phục vụ cơm văn phòng, cơm cỗ và lẩu chay.

18. Cơm chay Âu Lạc

Địa chỉ: 227 ngõ Văn Chương, Khâm Thiên, điện thoại: 0435182497, ăn theo kiểu cơm suất bình dân.

19. Cơm chay Thiên Ý

Địa chỉ: số 61, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng.

20. Quán chay Kim Cương

Địa chỉ: số 94 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân.

21. Nhà hàng Thuần Chay Hà Nội

Địa chỉ: số 10 Ngõ 2, Trần Quý Kiên, Cầu Giấy.

22. Nhà hàng cơm chay Hồ Tây

Địa chỉ: số 22 Trích Sài – đường ven Hồ Tây, điện thoại: 0437592807 – 097780686.

23. Tiệm chay Âu Lạc

Địa chỉ: 318 đường Láng, có món phở chay rất ngon.

24. Quán Thành Tâm

Địa chỉ: số 204 Phó Đức Chính, nấu giống cơm cỗ, nhưng rẻ hơn “Nàng Tấm”.

25. Nhà hàng Tamarind

Địa chỉ: 80 Mã Mây, Hoàn Kiếm, phục vụ các món ăn chay của phương Tây được chế biến từ các loại rau, củ, quả tươi giàu dinh dưỡng, điện thoại: 0439260580.

Nguồn: http://antuonghanoi.vn/
Share:

Nem chay thanh đạm cho ngày Rằm tháng Giêng

Tháng Giêng là mùa hành hương, tìm với cõi Phật. Món ăn chay nhẹ nhàng, ít chất béo giúp thể lực và tâm hồn ta thanh tịnh, dung hòa cùng thiên nhiên. Món ăn nhẹ nhàng, ít chất béo giúp thể lực và tâm hồn ta thanh tịnh, dung hòa cùng thiên nhiên.
Nem rán là một món ăn truyền thống của của người miền Bắc trong dịp lễ tết, ngoài nhân mặn thì chúng ta cũng có thể làm món nem chay để ăn trong dịp này hoặc trong những ngày mùng 1, rằm hàng tháng nữa.




Đây là một trong những món chay ngon bạn nên làm để cúng Rằm tháng Giêng.

Nguyên liệu cho món nem chay:

Đậu phụ khoảng 2 bìa
Hành tây, cà rốt, su hào/củ đậu mỗi loại 1 củ
Rau mùi 1 bó nhỏ
Mộc nhĩ, nấm hương mỗi loại 10 tai
2 tấm váng đậu (phù chúc)
30g miến khô
Gia vị, hạt tiêu
Bánh đa nem

Cách làm nem chay

Chuẩn bị nhân nem

Đậu phụ rửa sạch, để ráo nước. Váng đậu, miến ngâm nước ấm cho ra, để ráo rồi thái nhỏ váng đậu, miến dùng kéo cắt khúc ngắn.

Hành tây, su hào, cà rốt đem bỏ vỏ, rửa sạch. Hành tây thái hạt lựu. Su hào, cà rốt đem bào sợi. Rau mùi nhặt, rửa sạch rồi để ráo nước, thái nhỏ.


Cho mộc nhĩ, nấm hương ngâm vào bát nước nóng cho nở ra, sau đó rửa sạch lại, thái nhỏ.


Cho tất cả các nguyên liệu trên vào bát lớn, thêm gia vị và hạt tiêu vào trộn đều và đánh nát mịn đậu phụ, để thấm 5-7 phút cho nhân nem đều gia vị. Cho rau mùi cũng như hạt tiêu vào nhân nem sẽ giúp nhân nem thơm và ngon hơn.


(Đậu phụ đánh nhuyễn mịn giúp nem mềm ngon hơn, có tác dụng giống trứng gà trong món nem mặn. Giống trứng gà, không nên cho quá nhiều đậu phụ vì dễ làm ướt và rách lá nem nhé)

Cách cuốn nem rán

Pha chút bột năng vào nước, khi cuốn nem phết một chút nước bột năng vào bánh đa. Cách này vừa làm bánh đa nem mềm hơn, dễ cuốn và khi rán xong sẽ giúp nem giòn tan và giữ được độ giòn lâu hơn.


Trải bánh đa nem ra mặt phẳng, cho nhân nem vào giữa bánh đa nem, chiều dài khoảng bằng 1/3 chiều dài bánh đa nem, gập mép 2 đầu rồi cuộn kín bánh đa nem lại là hoàn thành một chiếc nem.


Không cuộn quá chặt tay vì dễ làm bục, rách vỏ nem; cũng không cuộn quá lỏng tay, dễ làm vỏ nem bị bung ra, làm hỏng hình dạng nem. Làm lần lượt cho đến khi hết nhân nem.

Rán nem

Cho chảo lên bếp, đun nóng chảo rồi đổ dầu vào đun cho dầu sôi rồi thả nem vào rán chín vàng là được. Có thể đồ dầu ngập nem hoặc ½ cái nem sau đó lật nem khi rán vàng một mặt. Ngoài ra thì các bạn có thể rán sơ qua nem, khi gần ăn thì đem nem vào rán lại, nem sẽ vừa nóng và vừa giòn nhé.

Pha nước chấm

Nước chấm nem là không thể thiếu với món ăn này. Pha nước chấm nem theo tỷ lệ 1 ngọt : 1 mặn : 1 chua : 4 nước, sau đó điều chỉnh sau theo khẩu vị gia đình sau khi pha xong, thêm tỏi ớt băm nhỏ cùng chút hạt tiêu. Nếu bạn ăn chay không thích sử dụng tỏi có thể bỏ nguyên liệu này nhé.



Nem rán chay là một trong các món ăn chay ngon dễ làm, món ăn ngon này đã phổ biến hơn trong mâm cơm gia đình, nguyên liệu làm cũng không còn quá phụ thuộc theo mùa nữa nên có thể thay đổi các nguyên liệu như su hào, cà rốt, giá đỗ, củ đậu, rau bắp cải thái nhỏ….




Một biến tấu nhỏ cho món nem chay đó chính là sử dụng váng đậu để thay cho bánh đa nem, các bạn hãy thử xem nhé, nem chay vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon của mình nhé.


Nguồn: http://bep360.net/
Share:

Bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 không thể thiếu món bánh trôi, banh chay. Dưới đây là những cách làm bánh trôi bánh chay từ đơn giản đến độc đáo bạn nên tham khảo.


Cách làm bánh trôi dễ làm, đơn giản cho Tết Hàn Thực

 Nguyên liệu: 

- 500g bột gạo nếp

- 50g bột gạo tẻ

- 100g đậu xanh đã cà vỏ

- 150g đường

- 100g đường bánh trôi

- 2 thìa canh vừng rang

- 2 thìa canh bột sắn dây
- 1 thìa cà phê nước hoa bưởi

- ½ thìa cà phê tinh chất vani 

Cách làm: 

Bước 1: Làm bột bánh: - Bột nếp và bột tẻ đổ vào thố lớn, trộn đều.
 - Hòa bột với nước lã sao cho bột tan hoàn toàn.
 - Để bột ngậm đủ nước và lắng xuống, tạo thành 2 lớp lớp bột phía dưới & nước trong phía trên. Thời gian để bột lắng tối thiểu 3 tiếng.
- Dùng một khăn dệt dày, đổ bột ra khăn, buộc túm lại để bột róc nước.
- Tùy theo độ dày của khăn mà thời gian róc nước sẽ lâu hoặc nhanh. Sau khoảng 1 tiếng bạn có thể kiểm tra nếu bột róc nước, mịn, không dính tay là có thể sử dụng để làm bánh được.

Bước 2: Làm bánh trôi: - Viên bột thành từng viên nhỏ đều nhau, đặt 1 viên đường vào giữa.
 - Kéo bột sao cho bột bao kín đường, dùng lòng bàn tay vê cho bột tròn
 - Đun sôi một nồi nước, thả viên bột bánh đã nặn vào luộc. Trong lúc luộc bạn nhớ để lửa nhỏ.
- Đến khi bánh nổi và bột trong thì bạn vớt ra, thả bánh vào bát nước lạnh. Sau đó vớt bánh ra đĩa.
 - Dùng 1 thìa sạch, nhúng thìa vào nước, chấm vừng lên từng cái bánh để vừng bám đều.
Bước 3: Làm bánh chay:
Hình ảnh Cách làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực số 2

Cách làm bánh chay đơn giản cho Tết Hàn Thực

 - Đậu xanh vo sạch, để ráo.

 - Đậu ráo bạn nấu chín. Cách nấu như nấu cơm.
 - Khi đậu xanh chín, bạn cho ra cối, giã nhuyễn.
 - Xào đậu xanh đã giã với 50g đường.
 - Khi đường đã tan và ngấm đều vào đậu xanh bạn tắt bếp, thêm tinh chất vani vào trộn đều.
- Viên đậu xanh thành từng viên bằng ngón tay cái, viên bột thành viên to gấp đôi viên đậu xanh. Ấn dẹt viên bột, đặt viên đậu xanh vào giữa, miết bột phủ kín viên đậu xanh, dùng lòng bàn tay vê tròn viên bột. 
- Bạn có thể ấn dẹt viên bột hoặc tạo lõm giữa viên bột cho nhanh chín hoặc để viên bột tròn.
- Thả bánh đã nặn vào nồi nước sôi, luộc đến khi bánh nổi và trong thì vớt ra thả vào bát nước lạnh.  
- Hòa tan bột sắn dây với 100g đường và nước, đặt lên bếp đun sôi sao cho hỗn hợp sắn dây sánh, lỏng thì tắt bếp, thêm nước hoa bưởi vào để tạo mùi thơm.
- Bánh chay múc ra bát, thêm nước sắn dây. Có thể rắc thêm vài hạt đậu đã đồ chín hoặc vài sợi dừa nạo (nếu muốn).
Bánh trôi nước tam sắc thơm ngon đón Tết Hàn thực
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai lang vàng
- 2 củ khoai lang tím
- 150g bột gạo nếp
- Ít mỡ heo (hoặc dầu ăn), đường nâu, mè, đậu phộng
Cách làm:
Hình ảnh Cách làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực số 3

Bước 1: Rửa sạch khoai, sau đó luộc chín. Đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ rồi giã nát. Cho nước vào bột gạo nếp, nhào mịn rồi vo lại thành viên. 
Hình ảnh Cách làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực số 4

Bước 2: Cho đường nâu, mè, đậu phộng và mỡ heo vào tô, trộn đều tay để làm phần nhân bánh.
Hình ảnh Cách làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực số 5

Bước 3: Khoai lang sau khi nấu chín, lột vỏ, nghiền nát thành 2 phần màu tím và màu vàng, sau đó cho bột mì vào trộn đều để làm phần vỏ bánh trôi. Nếu thấy phần bột khoai lang khô quá, bạn có thể cho thêm chút nước vào hỗn hợp này để phần vỏ bánh mềm và dẻo hơn.
Hình ảnh Cách làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực số 6

Bước 4: Lấy ít bột màu trắng và tím gộp lại với nhau, sau đó vo thành viên tròn. Trong quá trình vo bột, nên chú ý để phần màu trắng và tím trộn lẫn vào nhau thành những đường vân như trong hình, nhờ đó chiếc bánh trôi trông sẽ hấp dẫn và đẹp mắt hơn. Tiếp tục dùng tay ép viên bánh cho dẹp ra rồi bỏ phần nhân vào giữa, vê tròn lại một lần nữa. Thao tác tương tự với những viên bánh màu vàng.
Hình ảnh Cách làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực số 7

Bước 5 : Nấu nước thật sôi rồi bỏ từng viên bánh vào, đến khi bánh nổi lên mặt nước thì vớt ra, cho vào bát nước lạnh để bánh khỏi dính. Đồng thời, tùy từng khẩu vị mà bạn cho thêm ít đường, vài lát gừng vào phần nước dùng, sau đó đun sôi. Cuối cùng là bỏ các viên bánh trôi đã luộc chín vào để tạo thành món bánh trôi nước tam sắc thơm ngon, đẹp mắt.
Hình ảnh Cách làm bánh trôi, bánh chay cho Tết Hàn Thực số 8

Bánh trôi tam sắc có mùi thơm của bột nếp, vị ngọt bùi của khoai, hòa quyện với vị beo béo của đậu phộng thật ngon và lạ miệng. Màu trắng của bột, xen lẫn với màu vàng và tím của khoai lang giúp món bánh trôi thêm lạ mắt và hấp dẫn hơn.
Nguồn: http://www.tinmoi.vn/
Share:

Feature Post

Featured Posts

Fanpage Facebook


Phân phối laptop dell govnn.vn
Phân phối laptop HP govnn.vn